Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Trâu, Bò
[CHĂN NUÔI] Kỹ thuật vỗ béo bò

Hiện nay nuôi bò theo mô hình nông hộ phát triển ở nhiều nơi trên nước ta. Tuy nhiên, đa số bà con nuôi bò đến hết giai đoạn sinh trưởng là bán thịt chứ chưa biết kỹ thuật vỗ béo bò. Ưu điểm của kỹ thuật vỗ béo bò là thời gian ngắn chỉ từ 2 – 2.5 tháng, nguồn thức ăn cho bò vỗ béo hầu hết rất dễ kiếm ở các địa phương với mức đầu tư vừa phải, kỹ thuật nuôi đơn giản nhưng lợi nhuận kinh tế thu được khá cao.

Trong điều kiện chăn nuôi gia đình, hiện nay có 3 cách vỗ béo bò thường được áp dụng như sau:

1) Nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng: bò cần được chăn thả 8 – 10 giờ/ngày ngoài bãi chăn để tận dụng được nhiều cỏ tươi mà không phải tốn công thu cắt cỏ và vận chuyển về chuồng. Sau khi chăn thả, bò được bổ sung thêm một ít thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ béo này thường áp dụng ở những nơi có diện tích đồng cỏ lớn và năng suất đồng cỏ tương đối khá mới đảm bảo mỗi ngày bò gặm được từ 20 – 25 kg cỏ. Tuy nhiên, để tăng năng suất đồng cỏ chăn thả thì đồng cỏ phải được cải tạo, diệt trừ cỏ dại, trồng cây bóng mát, giữ ẩm đất bằng cách tưới nước hay đắp đập ngăn nước để cỏ có năng suất cao. Dành cho đàn bò vỗ béo ở những bãi cỏ gần nguồn nước, gần chuồng để chăn thả được nhiều giờ ngoài bãi. Nếu khoảng cách từ chuồng đến bãi chăn quá 2 km thì phải làm lán trại ngoài đồng cho bò ngủ qua đêm trong suốt thời gian chăn thả.

2) Nuôi tại chuồng kết hợp với chăn thả: hình thức vỗ béo này thường áp dụng ở những hộ có diện tích đồng cỏ giới hạn, bò vừa gặm được một phần cỏ ngoài bãi chăn vừa được cung cấp thêm thức ăn tinh tại chuồng. Lượng thức ăn tinh cần được đảm bảo đầy đủ để tạo điều kiện cho bò chóng béo. Có thể bổ sung thêm phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn vỗ béo cho bò như: Bã mía, lá và ngọn mía, thân bắp (cho ăn tươi hoặc ủ chua, 2 – 3 kg/con/ngày), vỏ và mắt dứa (ủ chua, 3 kg/con/ngày, khi ăn thường trộn với thức ăn tinh)

3) Nuôi nhốt hoàn toàn: đây là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng để giảm vận động, nhằm làm cho bò đạt mức tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn để có tỷ lệ thịt xẻ cao, tăng hiệu quả chăn nuôi. Sau thời gian vỗ béo khối lượng cơ thể bò tăng từ 15 – 20% so với trước khi vỗ béo.

Tùy điều kiện mỗi hộ gia đình mà bà con chọn cách nuôi vỗ béo phù hợp. Do tính hiệu quả của việc vỗ béo, chúng tôi khuyến cáo bà con nên chọn cách thứ 3 để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Dù là vỗ béo bằng cách nào thì kỹ thuật nuôi vỗ béo bò có 3 khâu rất quan trọng: cách chọn bò đưa vào vỗ béo, thức ăn đảm bảo chất lượng và quản lý bò.

1. Chọn bò

Chọn bò đưa vào vỗ béo là yếu tố quan trọng nhất để bò tăng trọng nhanh và đạt hiệu quả cao. Nên chọn bò có những đặc điểm sau:

+ Cố gắng chọn bò lai, đặc biệt là lai Brahman. Bò lai sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bò ta vàng.

 

+ Lựa bò có thể trạng gầy hơn vì giá thành mua rẻ hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bò mập.

+ Bò có ngoại hình: mình dài, mông vai nở.

+ Độ tuổi vỗ béo: lúc 21 tháng tuổi khi bò bắt đầu thay được 2 răng hoặc bò già, loại thải vỗ béo để tăng năng suất và chất lượng thịt.

+ Bò không mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc ký sinh trùng. Nếu bò mắc bệnh trước khi vỗ béo phải điều trị triệt để bệnh.

2. Chăm sóc – nuôi dưỡng

Đây là yếu tố rất quan trọng khi vỗ béo bò. Tuy thời gian chăm sóc nuôi dưỡng bò vỗ béo chỉ khoảng  2 – 2.5 tháng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vỗ béo bò. Chăm sóc nuôi dưỡng bò vỗ béo chủ yếu là cách chọn thức ăn và cho bò ăn. Nên cung cấp cho bò một chế độ ăn đầy đủ xơ, tinh bột, khoáng và vitamin.

Thức ăn chủ yếu khi vỗ béo bò là cỏ. Vì là bò vỗ béo nên cho bò ăn cỏ Paspalum, TD 58, Mulato II vì các loại cỏ này có hàm lượng dinh dưỡng và tính ngon miệng cao. Khối lượng cỏ cho bò ăn một ngày bằng 5 – 10 % trọng lượng cơ thể bò. Ở những vùng không có nguồn cỏ dồi dào, ta có thể cho bò 100kg ăn khoảng 4 – 5 kg cỏ vào buổi ngày, buổi tối có thể cho ăn thêm phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân bắp ủ chua…tuy nhiên, bò vỗ béo nên chúng ta không giới hạn lượng thức ăn bò ăn vào.

 

Nếu chỉ dùng thức ăn là cỏ thì bò chậm lớn cho nên phải bổ sung thêm thức ăn tinh và một lượng thức ăn giàu protein. Nguồn thức ăn tinh như cám gạo, bột bắp, bột mì, nguồn thức ăn giàu đạm như bột cá, ure. Các nguồn thức ăn này khá phổ biến ở nông thôn với giá cả chấp nhận được. Để cung cấp cho bò một khẩu phần thức ăn tinh đầy đủ dinh dưỡng chúng tôi giới thiệu một công thức pha trộn nguyên liệu cho 100 kg thức ăn.

 

Nguyên liệu

Khối lượng (kg)

Cám gạo

40 – 45

Bột mì

20 – 25

Bắp nghiền

25

Bột cá

6

Ure

2

Muối ăn

1

Premix khoáng

1

Tổng cộng

100

 

Cách trộn: trộn đều bột mì, bắp nghiền, cám gạo với nhau tạo thành hỗn hợp A. Trộn bột cá, ure, muối ăn, premix khoáng với nhau tạo thành hỗn hợp B. Sau đó, trộn hỗn hợp A và hỗn hợp B với nhau. Thức ăn hỗn hợp cho vào bao ni lông, cột chặt, bảo quản ở nơi thoáng mát. Việc trộn đều nguyên liệu giúp bò hấp thu dinh dưỡng 1 cách tối ưu, từ đó giúp bò tăng trọng nhanh.

Lưu ý: Các nguyên liệu để trộn cần bảo đảm chất lượng, đặc biệt là các loại thức ăn tinh và bột cá không được ẩm, mốc. Mỗi lần phối trộn cần trộn thức ăn vừa đủ cho bò ăn từ 7 – 10 ngày. Cần bảo quản thức ăn ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Lượng thức ăn tinh cho bò (21 – 23 tháng tuổi, trọng lượng 250 – 350 kg) là 5 – 7 kg/ngày (1.7 – 2.2 % trọng lượng cơ thể bò). Chia làm nhiều bữa nhỏ cho bò ăn tránh lên men trong dạ cỏ (có thể gây chướng hơi dạ cỏ nếu cho bò ăn nhiều liên tục). không được thả thức ăn vào nước cho bò uống vì dễ gây ngộ độc ure. Có thể trộn thêm ít cỏ hoặc cây chuối cho bò ăn, nếu thức ăn quá khô, rưới thêm ít nước, tăng độ ẩm.

 

Sau khi cho ăn thức ăn tinh xong mới cho bò ăn thức ăn thô.

3. Quản lý bò

Trước khi đưa bò vào vỗ béo cần tẩy kí sinh trùng cho bò đặc biệt là sán lá gan.

Chuồng trại: đông ấm, hè mát, sạch sẽ, thông thoáng, có quá trình thải nhiệt tốt nhất.

Bò vỗ béo tốt nhất nên nuôi nhốt 100% cỏ và thức ăn tinh do người cung cấp.

Thời gian vỗ béo dưới 3 tháng

Trong quá trình vỗ béo nên ghi chép chi phí vỗ béo, giá bán để có thể tính được hiệu quả kinh tế

Chọn thời điểm vỗ béo thích hợp vì sau khi vỗ béo xong sẽ bán ngay.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC