Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi
Nấm mốc và Độc tố nấm mốc

      Trong số 10.000 loại nấm mốc khác nhau được biết đến thì có khoảng 50 loại là có hại đối với gia súc gia cầm và con người. Các loại nấm này sản sinh ra các độc tố được gọi chung là Mycotoxin...

         Mycotoxin là chất độc sinh ra từ nấm mốc, được hình thành khi nấm chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và nguyên liệu. Sự hình thành nấm mốc và độc tố của chúng có thể bắt đầu từ khi cây còn ở trên đồng, lúc thu hoạch, trong khi bảo quản hoặc ngay cả trong quá trình chế biến thức ăn cho vật nuôi. Như vậy, không nơi nào trên thế giới có thể thoát khỏi nấm mốc và độc tố từ chúng, và tác hại của chúng là vô cùng to lớn đối với năng suất vật nuôi và sức khỏe con người.

 

Các loại độc tố quan trọng trong thức ăn chăn nuôi và tác hại của chúng

AFLATOXIN

        - Aflatoxine nhiễm nhiều trong khô dầu phộng, khô dầu dừa, bắp, cám, tấm… do Aspergillus flavus vàA.parasiticus sinh ra, độc tố này gây tổn thương ở gan, thận, mật , nó cũng làm giảm khả năng tiết sữa, đẻ trứng và sức đề kháng ở gia súc, gia cầm. Theo tổ chức về bệnh Ung thư Quốc tế aflatoxin được xếp vào danh sách những tác nhân gây ung thư cho người.

OCHRATOXIN A: do A. Ochraceus sinh ra, các nguyên liệu dễ nhiễm độc tố này như cám gạo, lúa mì, bột mì, bắp, đậu nành, cà phê . Dư lượng Ochratoxin cũng được tìm thấy trong thịt heo và thịt gia cầm. Độc tố này gây hại đến gan và thận động vật. Với nồng độ lớn hơn 1ppm có thể làm giảm sản lượng trứng ở gà đẻ, nồng độ lớn hơn 5ppm có thể gây nên những tổn thương ở gan và ruột. Tương tự như Aflatoxin, độc tố này cũng gây nên sự giảm sức đề kháng và là tác nhân gây ung thư ở người.

CITRININ: Độc tố này do sinh ra bởi nấm Penicillium citricum có nhiều trên tấm gạo để mốc, độc tố này gây hại cho thận, gây hoại tử nhiễm trùng vì thế làm tổn hại đến chất lượng quầy thịt.

* TRICOTHECENES (T2 –toxin): do Fusarium tricinotum sinh ra thường nhiễm nhiều trong bắp, tấm gạo bị mốc. Ảnh hưởng chính của các độc tố này là làm giảm tính thèm ăn ở gia súc, kèm theo triệu chứng nôn mửa và làm giảm năng suất của động vật nuôi. Heo là loài gia súc nhạy cảm với độc tố Tricothecenes.

F2- TOXIN (ZEARALENONE): do F. roseum sinh ra thấy nhiều trên bắp, lúa mạch, lúa mì. Heo là loài động vật rất dễ quan sát, khi bị nhiễm độc thì âm hộ bị sưng đỏ, đôi khi núm vú cũng sưng đỏ, có thể dẫn tới sa trực tràng và âm đạo, tử cung nở rộng và có hiện tượng thoái hóa buồng trứng. Zearalenone gây động dục giả là ảnh hưởng chủ yếu được thấy ở cơ quan sinh sản của vật nuôi. Triệu chứng đối với gia súc cái là phù nề và sưng tấy âm đạo, sưng tuyến vú, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay thậm chí là vô sinh. Đối với gia súc đực thì đáng chú ý nhất là chất lượng tinh trùng giảm. Zearalenone có tác dụng trực tiếp lên cơ quan sinh dục cái gây sẩy thai, nhưng nó không có tác dụng làm giảm lượng thức ăn ăn vào như Tricothecenes.

        Trong số các loại độc tố kể trên thì loại nguy hiểm nhất là Aflatoxin. Aflatoxin bao gồm 6 loại khác nhau (B1, B2, G1, G2, M1 và M3), trong đó độc tính cao nhất là Aflatoxin B1. Sự nguy hiểm ở chỗ nó có khả năng gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1 kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam (với lượng chỉ đủ đính trên đầu 1 móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan. Độc chất này lại bền vững với nhiệt, nếu đem đun sôi 1000C ở nồi bình thường hoặc nhiệt độ cao hơn ở nồi áp suất, hay nhiệt độ từ máy ép đùn viên thức ăn gia súc thì Aflatoxin vẫn không bị phân hủy.

Như vậy có thể nói rằng độc tố nấm gây ra những tác hại rất lớn và hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cơ thể của người và động vật. Sau đây là tóm tắt những tác hại đó:

-       Gây tổn thương tế bào gan: tất cả các trường hợp xác định sự ngộ độc aflatoxin đều có bệnh tích giống nhau ở chỗ gan bị hư hại nặng. Tùy theo mức độ nhiễm ít hay nhiều, lâu hay mau mà bệnh tích trên gan khác nhau. Biểu hiện chung là ban đầu gan biến thành màu vàng tươi, mật sưng sau đó gan sưng phồng và bắt đầu nổi các mụn nhỏ trên bề mặt làm cho nó gồ ghề đôi khi có những nốt hoại tử màu trắng, sau cùng do nhiễm khuẩn mà gan trở nên bở và dễ bể.

-       Thận cũng bị sưng to làm cho việc bài thải chất độc ra khỏi cơ thể cũng trở nên hết sức khó khăn, từ đó làm cho triệu chứng ngộ độc trở nên trầm trọng.

-       Làm giảm khả năng đề kháng của động vật, ức chế hệ thống sinh kháng thể. Khi nhiễm độc aflatoxin, cơ thể rất mẫn cảm với các loại bệnh thông thường, có thể gây tử vong cho thú.

-       Bào mòn niêm mạc của ống tiêu hóa do lớp tế bào niêm mạc bị chết bong ra và bị khô lại hình thành nên một lớp màng bọc làm cản trở sự vận chuyển thức ăn đi trong ống tiêu hóa.

-       Làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường, gây rối loạn sinh sản. Ở thú mang thai có thể gây chết thai, khô thai hoặc sảy thai. Đối với gia cầm có thể gây ra tỷ lệ chết phôi ở giai đoạn đầu rất cao, tỷ lệ nở thấp.

-       Làm giảm tính ngon miệng đối với thức ăn do sự phát triển của nấm mốc làm mất mùi thức ăn. Độc tố DON làm giảm mạnh tính ngon miệng của động vật đối với thức ăn, từ đó làm giảm sự sinh trưởng, sự lợi dụng chuyển hóa thức ăn trở nên kém.

-       Làm hư hại các vitamin trong thưc ăn do sự lên men phân giải của nấm mốc.

-       Một số độc tố có khuynh hướng gây ung thư. Không những gây thiệt hại khá lớn trong chăn nuôi, mà sự tồn dư độc tố mycotoxin trong sản phẩm chăn nuôi có thể gây ung thư cho con người.

-       Ngoài các tác hại trên nấm mốc có trong thức ăn còn lên men phân giải các nguồn dưỡng chất (glucid, protein, acid amin, vitamin..) làm cho thức ăn bị giảm giá trị nghiêm trọng, làm mất mùi tự nhiên, chuyển sang mùi hôi mốc, thú không thích ăn.

Bảng 1: Hàm lượng AF trong một số thực liệu làm thức ăn gia súc ở VN.

 

Tên thực phẩm

 

n

 

Hàm lượng AF trung bình (ppb)

 

Hàm lượng AF tối đa (ppb)

Bắp hạt

25

205

600

Gạo và tấm gạo

2

22

25

Đậu nành hạt

1

50

50

Cám gạo

3

29

55

Khô dầu mè

3

8

10

Khô dầu dừa

7

17

50

Khô dầu đậu nành

4

12

50

Khô dầu đậu phộng

29

1200

5000

Bột khoai mì lát

1

40

40

Thức ăn hỗn hợp

28

105

500

Nguồn: Trần Văn An (1991)

Bảng 2: Quy định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc aflatoxin B1 và hàm lượng tổng số các aflatoxin (B1+B2+G1+G2) được tính bằng ppb (µg/kg) trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc gia cầm.

 

Loài vật nuôi

 

Aflatoxin B1

 

Tổng số các aflatoxin

Gà con từ 1 - 28 ngày tuổi

≤ 20

≤ 30

Nhóm gà còn lại

≤ 30

≤ 50

Vịt con từ 1 - 28 ngày tuổi

Không có

≤ 10

Nhóm vịt còn lại

≤ 10

≤ 20

Heo con theo mẹ 1 – 20 ngày tuổi

≤ 10

≤ 30

Nhóm heo còn lại

≤ 100

≤ 200

Bò nuôi lấy sữa

≤ 20

≤ 50

Nguồn: Quyết định số 104/2001/QĐ/BNN

Bảng 3: Liều gây chết LD 50 của aflatoxin B1 trên động vật thí nghiệm (cho uống một lần duy nhất).

 

Các loài động vật

 

Liều LD 50 (mg/kg thể trọng)

Thỏ

0,3

Vịt con

0,3 – 0,6

Heo con

0,6

Cá hồi

0,8

Chó

1

Chuột lang

1,4 - 2

Cừu

2

Khỉ

2,2

Chuột cống

5,5 – 17,9

6,3

Chuột bạch

9

Nguồn: Ciegler (1975)

 

Ngăn ngừa và quản lý vấn đề thức ăn nhiễm độc tố nấm mốc

Nhận diện độc tố

Tùy theo từng loại mà độc tố nấm mốc có thể gây nhiễm độc cấp tính và mãn tính. Độc tố nấm mốc ít khi gây ra ngộ độc cấp tính, nó gây hại cơ thể từ từ do đó làm cho người ta không để ý. Nhưng khi phát sinh triệu chứng thì những cơ quan bộ phận chúng tấn công đã hư hại nghiêm trọng khó chữa trị. Tuy nhiên, những hậu quả do độc tố nấm mốc gây ra rất có thể dễ nhận thấy nếu đang xảy ra những hiện tượng như tỷ lệ thụ thai của heo nái giảm, tỷ lệ heo con bị bại liệt tăng lên, lượng thức ăn ăn vào hàng ngày giảm, hoặc về tổng thể, nhà chăn nuôi sẽ cảm thấy năng suất toàn đàn đang có chiều hướng giảm xuống mà hoàn toàn không có một dữ liệu nào để chứng minh những gì đang là nguyên nhân của những vấn đề như vậy. Những vấn đề trên, có thể là toàn bộ những biểu hiện của sự nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn, đôi khi, những biểu hiện của sự nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn có thể không rõ ràng ở vật nuôi. Tuy nhiên, các độc tố nấm mốc trong thức ăn sẽ gây nên những huỷ hoại thầm lặng đối với hệ thống miễn dịch của gia súc, làm cho chúng mẫn cảm hơn đối với bệnh.

Khác với bệnh nhiễm trùng là kháng sinh không điều trị được nhiễm độc tố nấm mốc. Cách tốt nhất là ngăn ngừa không cho độc tố nấm mốc nhiễm vào trong thức ăn.

Những giải pháp phòng trừ Mycotoxin

        - Nên chọn nguyên liệu mới làm thức ăn chăn nuôi.

        - Thường xuyên kiểm tra nguyên liệu trước, trong khi dự trữ và lúc sử dụng để trộn thức ăn cho thú.

        Kiểm tra, khống chế độ ẩm và nhiệt độ thích hợp trong quá trình dự trữ nguyên liệu.

        - Bảo quản nguyên liệu nơi khô ráo.

       - Kiểm soát và trừ khử côn trùng, sâu mọt, chuột trong kho: côn trùng hô hấp đốt chất dinh dưỡng sinh ra H2O làm ẩm nguyên liệu giúp nấm mốc phát triển đồng thời khi di chuyển chúng đã mang theo bào tử nấm phát tán nhanh trong kho.

        - Sử dụng hóa chất chống nấm mốc: có nhiều chất hóa học khác nhau có thể khống chế sự nhiễm nấm mốc trong thức ăn, hiện nay có thể nói chất tương đối an toàn không độc hại và có hiệu lực cao ngăn chặn sự phát triển nấm mốc trong thức ăn là acid propionic và các muối của nó

       - Vô hiệu hóa độc lực mycotoxin bằng phương pháp vật lý và hóa học: ngoài các biện pháp như xử lý nhiệt, ánh sáng, sử dụng ozone để oxi hóa mycotoxin và sử dụng chất kiềm NH3 thì việc sử dụng chất hấp phụ bề mặt các lọai mycotoxin xem ra có hiệu quả cao và ít chi phí nhất hiện nay.

      + Các loại đất sét: bentonite, zeolite và aluminosilicate, có nhiều kết quả đã được kiểm chứng chỉ ra rằng các lọai đất sét kể trên đặc biệt là Hydrate sodium calcium aluminosilicate (HSCAS) là có hiệu quả nhất với hàm lượng 10kg/tấn có thể lọai bỏ được các tác hại của aflatoxin ở gà, heo và bò. Tuy nhiên, các lọai này vẫn còn 1 số khuyết điểm như hàm lượng sử dụng cao, hiệu quả kết dính trong phạm vi hẹp và chỉ có hiệu lực chủ yếu với aflatoxin còn các độc tố khác ít có hoặc không có hiệu quả.

      + Các chất kết dính hữu cơ mà đại diện là EGC (Esther Glucomannan) là thế hệ chất hấp phụ độc tố nấm mốc có nhiều thành quả nhất đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về một chất hấp phụ độc tố điều mà các loại đất sét còn thiếu sót.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC