Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Tin tức -> Tin Tức Thị trường chăn nuôi
Cục Thú y: Dịch tả heo châu Phi không lây sang người

Theo khuyến cáo của Cục Thú y, dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thịt heo đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.

Mặc dù có thể gây chết 100% đàn lợn nếu mắc phải, không có vaccine phòng bệnh, không có khái niệm chữa trị, nếu mắc bệnh chỉ còn cách tiêu hủy nhưng dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người.

Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) khẳng định, bệnh dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người, nên người tiêu dùng không nên hoang mang, tẩy chay các sản phẩm thịt lợn, ảnh hưởng đến thị trường cũng như tình hình chăn nuôi của người dân. 

Bộ NNPTNT tổ chức diễn tập công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi tại Lào Cai. 

Cũng theo ông Đông, cách phòng trị bệnh hiệu quả nhất là bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp sinh học. Thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; có các biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh.

Mua con giống rõ nguồn gốc; không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín, tốt nhất là không sử dụng.

Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang theo mầm bệnh từ nơi khác vào.

Khi phát hiện lợn bệnh, nghi bị bệnh, KHÔNG bán chạy lợn bệnh, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra môi trường vì sẽ làm lây lan rất nhanh; KHÔNG ĐIỀU TRỊ vì bệnh này không điều trị được, chưa có vacine.

Không để những người bán cám, bán thuốc vào khu chuồng nuôi nếu chưa thực hiện sát trùng tiêu diệt mầm bệnh.

Như Dân Việt đã thông tin, từ đầu tháng 2.2019, dịch tả heo châu Phi đã được phát hiện tại 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương vào cuộc tiêu hủy toàn bộ số lợn của hộ chăn nuôi.

Cụ thể, tổng số lợn tiêu hủy ở TP.Hưng Yên là 33 con; ổ dịch ở huyện Yên Mỹ 101 con; ổ dịch ở Thái Bình là 123 con, chủ yếu là lợn con theo mẹ, lợn choai,… Đến nay, các ổ dịch đã qua 18 ngày và không phát hiện lây lan thêm ở những hộ xung quanh.

Theo Khánh Nguyên – Báo Dân Việt