Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[THÚ Y] Bệnh Lở mồm long móng

 Do virus Picornavirus gây ra ở nhiều loài gia súc nuôi và súc vật hoang dại, lây lan rất nhanh và rộng. Triệu chứng điển hình: mụn loét ở niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hóa và xung quang móng chân…

 TRIỆU CHỨNG:

-    Mọc các mụn nhỏ ở miệng, mọng nước, sau vỡ ra có màu đỏ, xám có phủ lớp bựa.

-    Cùng thời gian này nhiệt độ tăng cao 41-430C. Những nốt loét này lan sang lớp thượng bì của lưỡi, vòm họng làm con vật ăn uống rất khó khăn.

-    Đặc biệt quanh móng chân cũng mọc các mụn loét giống như ở niêm mạc miệng, nốt loét quanh móng có thể làm bong móng làm chúng không đi lại được.

-    Ở con cái còn thấy mụn loét quanh núm vú.

-    Trong các ổ dịch, súc vật trưởng thành chết khoảng 5%, súc vật non có tỉ lệ chết cao.

 

QUY TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

Bệnh do virus gây ra nên việc phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh nổ ra nhằm hạn chế các thiệt hại về kinh kế cho bà con chăn nuôi.

1. Phòng bệnh: 

1.1. Khi không có dịch bệnh:

-    Định kỳ sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển: mỗi 2-3 tuần sát trùng 1 lần.

-    Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn heo theo khẩu phần và thường xuyên bổ sung vitamin giúp tăng sức đề kháng.

-    Phòng bệnh bằng vaccine: đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.  Hàng năm tiêm phòng vaccine theo lứa tuổi (ít nhất 2 lần/năm). Tiêm phòng vaccine từ 10-15 ngày sẽ sinh miễn dịch. Tiêm phòng bắt buộc vaccine LMLM heo phải đạt 100% trên tổng đàn. Miễn dịch kéo dài từ 6 đến 12 tháng.

* Lịch chủng ngừa: định kỳ hàng năm tiêm phòng từ 1-2 lần tùy theo vùng, thời tiết, tình hình dịch bệnh…

§         Heo con 30 ngày tuổi.

§         Heo nuôi thịt 60 ngày tuổi.

§         Heo nái hậu bị 80 ngày tuổi.

§         Heo nái mang thai: 4 tuần trước khi sanh.

1.2. Khi dịch bệnh nổ ra: 

-  Khi phát hiện dịch phải cách ly thú bệnh, tránh tiếp xúc với thú khỏe và các loài thú khác.

-  Khoanh vùng dịch bệnh, cấm các loại phương tiện vận chuyển gia súc ra vào vùng dịch.

-  Tiến hành tiêu độc, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bãi chăn thả trong vùng dịch và các vùng lân cận thật kỹ bằng các loại thuốc sát trùng.

-  Khi xảy ra bệnh phải xử lý bằng thuốc sát trùng thật kỹ toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, các khu vực xung quanh chuồng, các gia súc mắc bệnh phải lọai thải và tránh lây lan bệnh, xác chết phải được xử lý theo các quy định của ngành thú y. Không được phép bán chạy hoặc tự ý giết mổ bán thịt các gia súc mắc bệnh.

-  Sử dụng vaccine tiêm phòng để ngăn chặn dịch bệnh: tiêm phòng bệnh lỡ mồm long móng bằng vaccine FMD (týp: O, A, ASIA-1), tiêm dưới da cho những cho khỏe mạnh trong đàn ở trong vùng có dịch bệnh và cũng tiến hành tiêm phòng cho các đàn heo ở những vùng chăn nuôi lân cận.

2. Điều trị : việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng phụ nhiễm vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho heo. Thông thường việc điều trị không mang lại hiệu quả kinh tế, heo khỏi bệnh sẽ là mầm mống bệnh sau này và để lại những di chứng như sẹo hoặc thú có thể bị què. Tốt nhất là không tiến hành điều trị và loại thải heo bệnh. Tiêu độc chuồng trại và xung quanh hàng ngày bằng thuốc sát trùng cho đến 2 tuần sau khi công bố hết dịch.

*** Nếu tiến hành điều trị thì dùng phương pháp sau:

-    Trong bệnh lỡ mồm long móng chủ yếu là điều trị triệu chứng và kết hợp sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm vi khuẩn kế phát (vd: viêm phổi hoặc viêm ruột tiêu chảy). Đồng thời sử dụng thêm thuốc kháng viêm.

-    Trong trường hợp thú sốt phải hạ sốt.

-    Trợ sức cho súc vật bằng cách tiêm các dạng multivitamin để tăng sức đề kháng bệnh và mau hồi phục.

-    Khi các mụn nước ở lưỡi, mỗm, các vùng da mỏng, móng bị vỡ ra thì phải vệ sinh sạch sẽ vết thương và sát trùng vết thương bằng thuốc sát trùng dạng pha loãng thuốc thoa đều lên vết thương hoặc thuốc sát trùng dạng phun xịt lên vết thương.

-    Vệ sinh sát trùng chuồng trại 2 ngày/1 lần.

Phòng kỹ thuật - Marketing - Công ty TNHH NHÂN LỘC