Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Gia cầm
[THÚ Y] Phòng trừ hội chứng chim cút đẻ trứng trắng

Chim Cút đẻ trứng trắng gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Trong thời gian chim đẻ trứng trắng, sức khỏe của chim bị suy giảm nghiêm trọng, người chăn nuôi cũng thiệt hại nhiều do không có nguồn thu nhập từ trứng. Vì vậy cần có biện pháp phòng bệnh hiệu quả và có phác đồ điều trị kịp thời giúp chim nhanh vượt qua giai đoạn đẻ trứng trắng…

            I. Triệu chứng và nguyên nhân chim cút đẻ trứng trắng

         Chim cút đẻ trứng trắng là hiện tượng trứng chim đẻ ra không có sắc tố, không có hoa đặc trưng, thậm chí không có vỏ. Bên cạnh còn có những triệu chứng như: phân có màu vàng nhớt, chim bỏ ăn ủ rũ, có con còn bị liệt chân và có con thì nghẹo cổ đi giật lùi.

Chim đẻ trứng trắng có nhiều nguyên nhân nhưng xét về khả năng lây lan, có thể chia làm 2 nhóm tác nhân gây bệnh:

+ Nhóm tác nhân không truyền nhiễm: chim cút bị thoái hóa giống; bị stress do môi trường; thức ăn thiếu hoặc mất cân đối dưỡng chất; chăm sóc chim không hợp lý.

+ Nhóm tác nhân truyền nhiễm: chim bị bệnh bạch lỵ, thương hàn; dịch tả; viêm phế quản truyền nhiễm.

II. Phòng và trị hội chứng chim cút đẻ trứng trắng

1. Trường hợp chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân không truyền nhiễm

Chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân không truyền nhiễm là trường hợp bệnh không có sự lây lan giữa trại này với trại khác. Việc phòng và trị hội chứng chim đẻ trứng trắng đối với những tác nhân này đơn giản nhưng hiệu quả rất cao. Cần kiểm soát được những vấn đề sau: con giống tốt, chăm sóc hợp lý, nguồn thức ăn đủ số lượng và chất lượng… thì đàn chim đẻ trứng đạt yêu cầu.

-     Con giống: Để có được con giống tốt, bà con phải chọn được con giống khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, biết rõ nguồn gốc giúp tránh được tình trạng chim bị cận huyết, thoái hóa giống.

-     Dinh dưỡng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất đáp ứng cho nhu cầu của chim. Bên cạnh đó, trong điều kiện môi trường bất lợi, chim bị bệnh, chim đẻ đỉnh điểm, chim cuối chu kỳ đẻ trứng,… vẫn cần phải bổ sung những dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì sức sinh sản và sức khỏe của đàn chim. Do chim cút khả năng chịu nóng kém nên lúc nắng nóng cần có biện pháp làm mát chuồng trại tránh những stress gây ra bởi môi trường. Chim cút cũng rất nhạy cảm với âm thanh, vì vậy cho chim nghe nhạc êm dịu thường xuyên sẽ tránh được tình trạng chim “giật mình” khi có tiếng động lớn (tiếng chó sủa, tiếng mưa trên mái tôn,…). Việc bổ sung men tiêu hóa, thuốc bổ tổng hợp, thuốc hổ trợ điều trị vào thức ăn hoặc nước uống thường xuyên hoặc theo định kỳ không những tăng sức đề kháng cho chim mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Để phòng hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân không truyền nhiễm, ngoài việc lựa chọn con giống tốt, quản lý chuồng trại đúng kỹ thuật, bà con chăn nuôi cần bổ sung thêm men tiêu hóa Lactolase p (Hàn Quốc), thuốc bổ tổng hợp Turbo Fluid (thuốc bổ tổng hợp của Đức); Super CPM (chế phẩm của Đức cung cấp canxi, phốt pho magiê) vào thức ăn hay nước uống của chim. Nhóm sản phẩm này do công ty TNHH Nhân Lộc nhập khẩu và phân phối độc quyền và đã được bà con nuôi chim cút đẻ trứng sử dụng rất có hiệu quả trong việc phòng bệnh chim đẻ trứng trắng và tăng khả năng phục hồi tỷ lệ đẻ sau khi chim bị bệnh.

2. Trường hợp chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân truyền nhiễm

Chim cút đẻ trứng trắng do tác nhân truyên nhiễm như bệnh Bạch lỵ - Thương hàn, Dịch tả, Viêm phế quản truyền nhiễm… là trường hợp bệnh có mức độ lây lan rất cao giữa các ô chuồng, giữa các trại, các hộ chăn nuôi. Chim mắc những bệnh này làm cho buồng trứng, cơ quan sinh sản bị viêm, quá trình đẻ bị ngưng trệ. Do buồng trứng và cơ quan sinh sản bi viêm nên chim đẻ trứng méo mó, nhiều lòng đỏ trong một trứng, trứng có màu trắng như trứng gà, trứng vịt,…

Khi chim bị bệnh Bạch lỵ - Thương hàn, bà con chăn nuôi có thể điều trị bằng kháng sinh vì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Nhưng khi chim bị bệnh Dịch tả hay Viêm phế quản truyền nhiễm thì không có thuốc điều trị đặc hiệu vì tác nhân gây bệnh là virus, nên bà con chỉ có thể sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị những bệnh kế phát.

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi chim Cút đẻ nói riêng, việc phòng bệnh luôn mang lại hiệu quả cao hơn khi chim bị bệnh mới điều trị. Hiện tại, chương trình vaccin trên chim cút vẫn chưa có. Một số hộ chăn nuôi sử chương trình vaccin trên gia cầm khác cho chim cút nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Vì vậy việc nâng cao sức đề kháng chim cút bằng việc bổ sung chất dinh dưỡng vào thức ăn của chim, vệ sinh môi trường thông thoáng, sạch sẽ là cần thiết.

Để phòng bệnh, bà con chăn nuôi bổ sung men tiêu hóa và thuốc bổ vào thức ăn hoặc nước uống để tăng cường khả năng tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng cho chim. Bà con có thể sử dụng men tiêu hóa Lactolase p nhằm tăng khả năng tiêu hóa và ổn định hệ vi sinh vật đường ruột của chim. Sử dụng Turbo fluid, Super CPM như là nguồn cung cấp khoáng, vitamin, acid amin, chất điện giải... giúp nâng cao sức đề kháng; tăng sản lượng trứng; giảm hiện tượng cút bại liệt khi chim giai đoạn cuối chu kỳ đẻ trứng, chim bị bệnh,…

Khi chim bị bệnh bà con có thể sử dụng kháng sinh điều trị bệnh do tác nhân vi khuẩn (bệnh Bạch lỵ - Thương hàn) và phòng những bệnh kế phát khi chim bị các bệnh do virus gây ra (Dịch tả, Viêm phế quản truyền nhiễm). Men tiêu hóa và thuốc bổ vẫn cần được sử dụng nhằm tăng hiệu quả điều trị. Bà con có thể sử dụng chế phẩm Enpro sol, chế phẩm này chứa 20% hoạt chất Enfloxacin, đã được nhiều bà con nuôi chim cút sử dụng rất hiệu quả.

III. Kết luận

Bệnh chim cút đẻ trứng trắng gây thiệt hại to lớn cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu nắm được nguyên nhân và cơ chế gây bệnh, bà con chăn nuôi có thể phòng bệnh một cách hiệu quả, hoặc nếu bệnh có bộc phát thì cũng có thể điều trị giúp cút nhanh qua giai đoạn đẻ trứng trắng. Bà con chăn nuôi lựa những con giống tốt, chăm sóc hợp lý, sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, bổ sung thêm thuốc bổ, men tiêu hóa vào thức ăn, nước uống nhằm nâng cao sức đề kháng của chim. Khi chim bị bệnh, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Phòng Kỹ thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc