Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[CHĂN NUÔI] Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở Heo

Thức ăn chiếm 65-70% chi phí giá thành trong chăn nuôi heo. Giá thức ăn ngày một tăng, nghề chăn nuôi càng gặp nhiều khó khăn...

Do vậy, người chăn nuôi cần nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở heo. Từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Yếu tố con giống

Trong chăn nuôi heo công nghiệp, con giống là yếu tố rất quan trọng. Cần chọn lọc những đàn giống có thành tích sản xuất tốt như khỏe mạnh, chống bệnh tốt, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao (FCR thấp). Heo lai thường có năng suất và hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao vì có được những đặc tính tốt từ heo bố và heo mẹ.

Phùng Thị Vân (2004) cho biết con lai F1 (Yorkshire x Landrace) trong giai đoạn nuôi từ 21 kg đến 95 kg cho tăng trọng 695g/ngày  và FCR là  2,75 và con lai 4 máu  (cho tăng trọng 719g/ngày và FCR là 2,59.

Yếu tố môi trường

Do lớp mỡ dưới da dày, trên da không có tuyến mồ hôi (trừ phần da quanh mõm) nên heo không thể điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Dù tăng nhịp thở nhưng thân nhiệt heo vẫn tăng cao. Đây là lý do khiến heo giảm ăn khi thời tiết nóng. Do vậy chuồng trại nuôi heo phải thoáng mát, đặc biệt vào mùa hè.

Heo 70kg, nếu nhiệt độ môi trường vượt quá 27.5oC thì mỗi một độ tăng thêm, lượng cám ăn vào sẽ giảm 140g/ngày, tăng trọng giảm 55g/ngày.

Trong thời gian nuôi con, heo mẹ ăn nhiều hơn và heo con lớn nhanh hơn nếu heo mẹ được phun mát. Điều này làm cho khối lượng cai sữa cao hơn, độ đồng đều cao hơn và điều kiện để phối giống lại cho heo mẹ tốt hơn và như vậy sẽ rút ngắn được những ngày heo nái không sản xuất.

Loại cám

Ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì loại cám cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn của heo.

Thức ăn dạng bột

Các loại bột như bắp, lúa, khoai mì nếu quá to sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Nghiền nhỏ thức ăn có tác dụng phá vỡ vách tế bào thực vật, tăng bề mặt tiếp xúc của các chất dinh dưỡng với enzyme tiêu hoá giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nghiền nhỏ quá thì lại dễ gây loét niêm mạc dạ dày, tăng độ nhớt dịch ruột, từ đó làm giảm lượng thức ăn thu nhận và giảm tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng  và tăng độ bụi trong trại.

Thức ăn dạng viên

Thức ăn dạng viên có nhiều ưu điểm. Khi ép viên nhờ cơ chế gia nhiệt nên có tác dụng sát khuẩn, sát trùng. Cám viên ít phát sinh bụi gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của heo. Theo một số tài liêu, cám viên cải thiện được chỉ số FCR 10% so với cám bột. Tuy nhiên, cám viên cũng có một số hạn chế như quá trình gia nhiệt để ép viên một số vitamin và khoáng chất có thể bị phá hủy.

Để tăng được hiệu quả sử dụng thức ăn (tức là giảm FCR), ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thức ăn cũng cần được chế biến tốt để các chất dinh dưỡng được tiêu hoá, hấp thu nhiều nhất. Lợn cai sữa sớm, hoạt tính enzyme tiêu hoá tinh bột (amylase, maltase) con thấp, lúc này các hạt giàu tinh bột cần được làm chín thì lợn con mới tiêu hoá hấp thu được.

Dịch bệnh

Dịch bệnh là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn của heo. Heo mắc bệnh, nhất là các bệnh gây còi ở heo sẽ làm heo tăng trọng ngày càng chậm, hiệu quả chuyển hóa thức ăn giảm, năng suất giảm sút. Những bệnh gây nên hậu quả heo còi tiêu biểu là PRRS, PMWS, Mycoplasma,…

Biện pháp đối phó với dịch bệnh là vệ sinh tiêu độc, làm khô chuồng trại, đảm bảo an toàn sinh học,…

Quản lý cho ăn

Đối với heo con, cần cho heo ăn nhiều lần trong ngày sẽ hạn chế được lượng thức ăn heo không sử dụng gây lãng phí thức ăn

Quá trình thay đổi cám nếu thực hiện gấp gáp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của heo và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng thức ăn.

Kết luận

Trên cơ sở con giống tốt, quản lý thức ăn tốt, cách cho ăn tốt và biện pháp chuồng trại tốt để có môi trường nuôi dưỡng phù hợp sẽ có nghĩa quyết dịnh đối với hiệu quả sử dụng thức ăn ở heo.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc