Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[THÚ Y] Bệnh sảy thai

Sảy thai gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong chăn nuôi, ngoài việc giảm số heo con còn sống được sinh ra còn làm giảm năng suất sinh sản của nái làm cho heo mẹ bị mất sữa, sức khỏe giảm sút, bệnh đường sinh dục, có thể dẫn đến vô sinh hoặc chết. Đặc biệt, nếu là bệnh sảy thai truyền nhiễm thì rất nguy hiểm, bệnh dễ lây sang heo nái khỏe và người...

1. Sảy thai là gì?

Tất cả các trường hợp thai bị chết hoặc tống ra ngoài trước ngày sinh đẻ bình thường đều gọi là sảy thai. Sảy thai là do sức sống của thai không mạnh, thai và các bộ phận phụ không bình thường, bộ phận sinh dục cái hoặc cơ thể con vật bị bệnh. Sảy thai được chia làm 2 loại:

+ Sảy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không tiếp tục phát triển được, bị tiêu đi hoặc bị tống ra ngoài quá sớm.

+ Sảy thai không hoàn toàn nếu có một thai hoặc một bộ phận thai không phát triển còn các thai khác thì vẫn phát triển bình thường cho tới kỳ sinh đẻ.

2. Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai, trong đó có 2 nguyên nhân chính:

Sảy thai không do bệnh truyền nhiễm: Do bản thân heo nái và bào thai phát triển không bình thường, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng không tốt; thức ăn, nước uống không được cung cấp đầy đủ về chất và lượng.

+ Thai và các màng bọc phát triển không bình thường; heo mẹ bị viêm tử cung, rối loạn nội tiết tố trong quá trình mang thai hay mắc một số bệnh khi mang thai; tinh trùng yếu, thai tuy đậu nhưng không đủ sức phát triển tiếp tục và bị chết.

+ Số lượng và chất lượng thức ăn, nước uống không tốt. Độc tố nấm mốc zearalenone và zearaleno cản trở quá trình thụ thai và phôi bám vào tử cung gây vô sinh, chết phôi, heo con sinh ra yếu. Một loại độc tố nấm mốc khác, fumonisin gây viêm phù phổi cấp tính trên heo, heo nái khi khỏi bệnh cấp tính, thường bị sảy thai sau 2 – 3 ngày.

+ Thức ăn thiếu 1 số vitamin và khoáng chất. Thiếu vitamin B2 có thể gây sinh non 14 – 16 ngày. Thiếu vitamin A, thường gây sảy thai ở tháng cuối của giai đoạn mang thai, heo con sinh ra yếu. Thiếu vitamin E ở giai đoạn đầu thì thai thường bị tiêu hoặc bị chết, ở tháng cuối thường sinh non. Thiếu Ca, Fe, Mn, Iot có liên quan tới việc heo chết lúc sinh và heo con sinh ra yếu ớt.

+ Điều kiện chuồng nuôi và chăm sóc kém: thiếu ánh sáng, nóng, vận động quá mạnh, bị đánh đập, ngộ độc. Nhiệt độ cao (>320C) có liên quan với tăng số lần lên giống giả, tăng tỷ lệ chết phôi, giảm tỷ lệ sinh và trọng lượng heo con sơ sinh thấp. Ảnh hưởng nặng nề nhất vào giai đoạn phôi bám vào tử cung hoặc khi heo sinh sản.

Sảy thai do bệnh truyền nhiễm: Các bệnh truyền nhiễm chính gây sảy thai ở heo nái là PRRS, Parvovirus, giả dại, Brucellosis,…

+ Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS). PRRS do Arterivirus gây ra. Hầu hết các chủng PRRS không đi qua nhau thai cho đến sau 90 ngày mang thai, nên các trường hợp sảy thai thường xảy ra vào cuối thai kì. Heo nái thường bỏ ăn, sốt vài ngày rồi sinh non khoảng 2 – 3 tuần trước khi đẻ, heo con chết tươi hoặc chết khô, heo con sinh ra yếu ớt, dễ mắc bệnh hô hấp. Heo nái chậm lên giống trở lại.

+ Parvovirus. Parvovirus do Porcine Parvovirus gây ra. Heo cảm nhiễm ở giai đoạn bắt đầu của thời kỳ mang thai thì gây chết phôi và heo nái chậm lên giống, giảm số heo trong lứa đẻ do chết một phần phôi. Khi cảm nhiễm phôi sau ngày 35 của kỳ có mang (lúc bắt đầu canxi hóa xương sườn) sự hóa gỗ có thể xảy ra ở một số phôi thai hay toàn bộ, thai chết ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nên kích thước thai gỗ cũng khác nhau. Nếu cảm nhiễm chậm hơn sẽ sinh ra những heo con chết lúc mới sinh.

+ Bệnh giả dại. Giả dại do virus Aujeszky gây ra. Heo nái bị nhiễm virus vào đầu thai kỳ có thể bị lên giống trở lại do thai chết và bị hấp thụ. Nếu bị nhiễm vào giữa thai kỳ thì có thể bị sinh non và sinh ra thai khô, còn nhiễm vào giai đoạn cuối thì sẽ bị sinh non, heo con chết non hoặc ốm yếu, còi cọc, run rẩy.

+ Brucellosis. Bệnh do nhiễm Brecella suis. Nếu lây qua quá tình giao phối hay thụ tinh thì sẽ gây sẩy thai. Nếu nhiễm muộn hơn thì thường gây chết lưu thai, đẻ non hoặc đẻ con tỷ lệ chết cao, khó nuôi. Trước khi sảy thai heo nái tiêu chảy, mệt mỏi, không ăn, âm hộ sưng có nhiều dịch màu vàng hoặc lẫn máu đỏ chảy ra từ  âm hộ, heo nái nhiễm bệnh thường sẩy thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12.

3. Biện pháp phòng ngừa

Phòng ngừa gia súc sảy thai là một trong những biện pháp quan trọng của công tác chăn nuôi.

Không nên cho heo nái phối giống trong lần đầu tiên động dục hay nái quá già; kiểm tra chất lượng tinh trùng, tránh giao phối cận huyết.

Tạo điều kiện chăm sóc tốt nhất cho heo mang thai, tránh gây stress cho heo, vận động mạnh, chăm sóc nái đẻ tốt tránh viêm tử cung sau khi sinh. Khi nắng nóng hoặc giao mùa tăng sức đề kháng cho heo mẹ bằng cách bổ sung thêm vitamin C, β – Glucan,…

Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho heo mẹ, loại bỏ độc tố nấm mốc trong thức ăn bằng các chất hấp phụ độc tố, bổ sung thêm vitamin và khoáng đặc biệt là vitamin A, D, E, B2…

Tiêm phòng vaccine như: PRRS, Parvovirus, giả dại…

Đối với heo bị sảy thai cần nhanh chóng xác định nguyên nhân, cân nhắc giữa chi phí điều trị và giá trị kinh tế để có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với chẩn đoán nghi ngờ heo mắc bệnh truyền nhiễm phải chú ý tới bảo hộ lao động; gởi thai, màng thai, các chất tiết của thai (không được mổ thai để tránh bệnh lây lan) đến phòng xét nghiệm, thực hiện vệ sinh sát trùng thật kỹ.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC