Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Gia cầm
[THÚ Y] Hiện tượng gà cắn mổ nhau

Trong chăn nuôi hiện nay, hiện tượng gà cắn mổ nhau diễn ra rất phổ biến. Chúng thường xuất hiện khi môi trường sống chật chội, ngột ngạt, gà bị căng thẳng kích thích chúng cắn mổ nhau, máu chảy ra càng làm tăng sự kích thích của chúng, người chăn nuôi cần phát hiện bệnh sớm để ngăn chặn kịp thời tránh gây thiệt hại lớn trong đàn gà.

1. Nguyên nhân

- Môi trường nuôi: diện tích chăn nuôi chật hẹp dẫn tới mật độ nuôi quá cao, trong mùa nắng nóng gà bị stress nặng sinh ra cắn mổ nhau.

- Nhiệt độ môi trường nuôi: thời tiết hay nhiệt độ trong chuồng nuôi càng nóng thì gà càng bức bối và chúng sẽ trở nên hung dữ hơn, cắn mổ nhau nhiều hơn.

- Thức ăn và nước uống: tình trạng thiếu thức ăn hay nước uống trong máng cũng dẫn đến gà tranh nhau, cắn mổ nhau để tranh giành thức ăn. Những con nhỏ và yếu hơn sẽ bị đẩy ra ngoài nhanh chóng, chúng cũng thường bị các con lớn tấn công, máu và vết thương sẽ làm tăng kích thích với những con gà khác.

- Khẩu phần mất cân đối: trong thức ăn cần cung cấp đầy đủ và cân bằng các thành phần năng lượng, tinh bột, chất xơ, protein, axit amin, các loại vitamin, chất khoáng…..Mất cân bằng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cũng làm cho gà có những thay đổi trong hoạt động hàng ngày.

- Mức độ chiếu sáng trong chuồng nuôi: ánh sáng rất cần thiết trong chuồng nuôi, tuy nhiên nếu mức độ quá mạnh và kéo dài sẽ làm cho gà trở nên căng thẳng hơn, dẫn tới chúng cắn mổ nhau nhiều hơn.

- Trộn lẫn gà có tuổi khác nhau hay có những đặc điểm ngoại hình khác nhau vào chung một đàn, những đặc điểm này kích thích “tính tò mò” của gà, dẫn đến gà mổ cắn nhau.

- Trong đàn có những con gà què, bị tàn tật hay thương tích, những con gà này vừa là nạn nhân vừa là nhân tố kích thích sự mổ cắn nhau.

- Ở chuồng gà đẻ, ổ đẻ sáng quá hoặc thiếu ổ đẻ cũng dễ gây cắn mổ nhau, gà mái đẻ rất thích mổ hậu môn đồng loại.

- Yếu tố di truyền: Một số giống gà ta, gà lai chọi có hiện tượng cắn mổ nhau nhiều hơn các giống khác như gà Minh Dư, gà J-Dabaco …

2. Triệu chứng

Gà thường mổ nhau ở khắp các vị trí trên cơ thể như mổ chân, lông, mào, mắt, cánh,  đuôi, hậu môn (thường bị mổ nhiều hơn). Đặc biệt khi có máu chảy ra sẽ kích thích cả đàn gà mổ vào vị trí đó, máu sẽ dính lên đầu những con gà khác và chúng sẽ quay sang mổ lẫn nhau.

Hình 1. Gà bị mổ vào đầu

Hình 2. Gà bị mổ vào chân

Hình 3. Gà bị mổ vào đuôi và hậu môn

3. Hậu quả

Khi gà cắn mổ nhau có thể trước mắt không gây hậu quả lớn, nhưng nếu không can thiệp kịp thời sẽ bùng phát lên toàn đàn gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Gà bị sứt đầu, nhiều vết thương trên da, chân, cánh…đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, gà luôn sống trong tình trạng stress, lẩn trốn, lười ăn, dẫn đến gà chậm lớn và nhiều bệnh tật, nhiều con sẽ chết do mất máu, không ăn uống và dần bị kiệt sức mà chết.

4. Biện pháp khắc phục

- Khi phát hiện đàn gà cắn mổ nhau, cần tách riêng ngay những con hay cắn nhau, những con yếu, bị thương ra khỏi đàn.

- Bố trí mật độ nuôi, diện tích chuồng nuôi hợp lý đối với từng giống gà, tùy theo độ tuổi và phương thức chăn nuôi (nuôi thả, bán chăn thả, nuôi nhốt tập trung…). Mật độ nuôi hợp lý để gà phát triển tốt nhất là từ 8-10 con/m2 .

- Bố trí đầy đủ máng ăn, máng uống, không gian máng ăn phải đủ để vật nuôi được tiếp xúc đồng thời với thức ăn, giúp ngăn ngừa trong đàn có những con nhẹ cân hơn. Đủ nước uống và không gian máng uống, nước uống sạch và bổ sung thường xuyên vitamin, khoáng chất.

- Ở chuồng gà đẻ, bố trí đủ ổ đẻ và tiết chế chế độ ánh sáng vì gà đẻ thường hay cắn mổ hậu môn đồng loại. Trung bình 5 - 6 gà/ổ, ổ đẻ đặt ở những nơi tránh ánh sáng trực tiếp và phân bố đều trong chuồng.

- Tuân thủ chế độ chiếu sáng và nhiệt độ tùy theo từng giống gà khi nuôi theo quy mô tập trung, nuôi nhốt công nghiệp. Cần luôn đảm bảo chuồng nuôi được thông thoáng, nhiệt độ luôn dưới mức 35°C.

- Không thay đổi môi trường nuôi đột ngột, kiểm soát khẩu phần ăn theo tuổi và giống.

- Sử dụng biện pháp đeo kính, cắt mỏ cho gà. Trong đàn gà, tiến hành đeo kính cho những con gà trống hay cắn mổ, đánh nhau trong đàn. Biện pháp cắt mỏ sẽ hạn chế hiện tượng cắn mổ nhau với gà nuôi thịt cắt mỏ lúc 7-10 ngày, gà hậu bị nuôi đẻ cắt mỏ lúc 7-8 tuần tuổi trở lên.

**Hiện tượng cắn mổ nhau trên gà là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về kinh tế, nên các người chăn nuôi cần phải thường xuyên theo dõi phát hiện sớm và quản lý chặt chẽ đàn gà về mật độ, cân đối dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ lượng thức ăn, nhiệt và độ chiếu sáng trong chuồng nuôi, sẽ hạn chế được hiện tượng này. Sản phẩm ANTI – CM do công ty TNHH Nhân Lộc sản xuất và phân phối được bổ sung axit amin, vitamin và khoáng chất có tác dụng phòng hiện tượng mổ lông lẫn nhau ở gà. Sản phẩm này có thể kết hợp sử dụng với kháng sinh.

Phòng Kĩ Thuật – Marketing – Công ty TNHH Nhân Lộc