Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Gia cầm
[THÚ Y] Bệnh GUMBORO (Infections Brusal Disease)

    Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1 gây ra. Tất cả các giống gà đều mắc bệnh ở giai đoạn 1-12 tuần tuổi, rõ nhất là giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi. Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng sẽ làm gà suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ mắc bệnh là 100%, tỷ lệ chết từ 10 - 50% hoặc cao hơn nếu kết hợp với các bệnh khác…

1.       Sức kháng
      Virus gây bệnh Gumboro có sức kháng mạnh, sống lâu được trong môi trường tự nhiên.
2.       Phương thức truyền lây
-        Bệnh có thể lây gián tiếp qua trứng, qua không khí, hoặc thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh.
-        Bệnh lây lan trực tiếp giữa gà mang mầm bệnh và gà khỏe do tiếp xúc.
3.       Triệu chứng
-          Thời gian ủ bệnh ngắn 2 - 3 ngày.
-          Sau khi nhiễm bệnh gà biểu hiện triệu chứng đầu tiên là cắn mổ vào hậu môn do không đi phân được. Gà giảm ăn, lông xù, lờ đờ, đi run rẩy, giảm cân, phân tiêu chảy màu trắng, loãng còn nhiều chất nhầy sau đó chuyển sang màu nâu, phân dính đầy xung quanh hậu môn.

 
Hình 1: Gà bệnh nằm ủ rũ, xù lông

Hình 2: Gà bệnh tiêu chảy phân loãng trắng.
4.       Bệnh tích
-            Xác chết khô, lông xơ xác, chân khô.
-           Cơ đùi, cơ ngực, cơ cánh xuất huyết đỏ thành vệt hoặc thâm đen.
-        Mổ khám sẽ thấy túi Fabricicus sưng to, đỏ, có xuất huyết lấm tấm hoặc cả đám, thận sưng nhạt màu. Xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến (chổ tiếp giáp giữa mề và tiền mề), ruột sưng to có nhiều dịch nhầy bên trong.
-         Nếu gà nhiễm bệnh đến ngày thứ  5, 6, 7 thì túi Fabricius nhỏ lại, đến ngày thứ  8 thì chỉ bằng 1/3 trọng lượng ban đầu.
       
Hình 3: Túi Fabricius sưng to, đỏ, xuất huyết lấm tấm

 
Hình 4: Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt

Hình 5: Xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến (chổ tiếp giáp giữa mề và tiền mề)
 
5.       Phòng và trị bệnh
-          Chủ yếu là dùng vaccin phòng bệnh Gumboro, loại bỏ gà có triệu chứng lâm sàng ngay sau khi chủng vaccin để loại bỏ mầm bệnh. Tiêm vaccin theo bảng chỉ dẫn sau:
 
Vaccin
Lịch dùng
Cách dùng và lưu ý
Vaccin Gumboro
Lần 1: gà 5 – 7 ngày tuổi
Lần 2: gà 15 – 20 ngày tuổi
-          Lọ vaccin 100 liều cần pha thêm 10ml nước cất hoặc nước sôi để nguội. Sau đó nhỏ vào mắt và mũi mỗi con 2 giọt
-          Lưu ý: Bảo quản vaccin ở 20C – 80C. khi vận chuyển cần để trong hộp xốp hoặc phích lạnh có đá. Vaccin pha xong phải dùng ngay.
 
-          Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống tránh nhiễm mầm bệnh. Tiến hành ủ phân để tiêu diệt mầm bệnh. Định kỳ sát trùng chuồng trại hàng tuần.
-          Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Để hạn chế tỷ lệ chết ở mức thấp nhất cần bổ sung thêm các dưỡng chất vitamin, chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng bệnh, chống stress, chống mất nước…
 
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC